Dấu hiệu nhiễm giun sán ở người lớn như thế nào?

Dấu hiệu nhiễm giun sán ở người lớn như thế nào? Nhiễm giun sán là bệnh nhiễm ký sinh trùng khá phổ biến hiện nay, không chỉ Việt Nam mà cả nhiều nước trên thế giới. Bệnh lây qua trứng giun có trong phân người, xâm nhiễm qua đất, nguồn nước ở những khu vực kém vệ sinh. Các loài chính gây bệnh cho người là giun tròn, giun đũa, giun móc,… 

Những dấu hiệu nhiễm giun sán ở người lớn

Dấu hiệu nhiễm giun sán ở người lớn

Bên cạnh đối tượng trẻ em thì nhiễm giun sán còn khá phổ biến ở đối tượng người lớn. Tùy vào chủng giun gây bệnh, số lượng giun sán mà biểu hiện sẽ có sự khác nhau. Nếu số lượng ít thường sẽ không gây nên nhiễm trùng. Tuy nhiên, với lượng giun sán ở mức nhiều, chúng sẽ làm cho cơ thể phát sinh hàng loạt triệu chứng. Số lượng giun nhiều quá mức có thể gây ra tắc ruột, cần được chỉ định làm phẫu thuật.

Sau đây là những dấu hiệu nhiễm giun sán ở người lớn phổ biến hay thường gặp nhất.

  • Vùng rốn có cảm giác đau, có thể gây nôn và đi ngoài ra giun. Việc đau bụng này có thể bị lại nhiều lần.
  • Cơ thể xuống cân, gầy gò.
  • Có dấu hiệu ngứa vùng hậu môn về đêm.
  • Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng, giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân;
  • Một số trường hợp đi ngoài có máu trong phân, cơ thể có biểu hiện thiếu máu.

Bệnh nhiễm giun sán ở người lớn lây truyền như thế nào?

Dấu hiệu nhiễm giun sán ở người lớn

Bệnh nhiễm giun sán lây truyền qua con đường tiếp xúc với đất, trứng giun và tiếp xúc với phân người bị nhiễm giun sán. Cơ thể mang giun trưởng thành sẽ sống trong ruột và đẻ trứng. Ở những khu vực kém vệ sinh, trứng tồn tại và làm ô nhiễm đất. Điều này có thể diễn ra theo những cách khác nhau:

  • Trứng gắn vào rau, quá trình rửa không sạch, nấu không chín, nó có thẻ theo đường miệng vào cơ thể rồi phát triển.
  • Trứng giun sán tồn tại trong nguồn nước và đi vào cơ thể khi bạn uống nước.
  • Khi làm việc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, sau đó đưa tay vào miệng hay cầm thức ăn mà không rửa sạch tay.
  • Riêng trứng giun móc nở trong đất, ấu trùng giun móc có thể xâm nhập vào cơ thể người qua gia. Cụ thể như khi đi chân đất.

Thường thì bệnh giun sán sẽ không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người hay trực tiếp từ phân tươi vì chúng cần khoảng 3 tuần để phát triển trong đất trước khi lây nhiễm. Vì những con giun này không nhân lên trong vật chủ của con người, nên việc tái nhiễm sẽ xảy ra khi người bị tiếp xúc với môi trường có giun sán.

Tác hại khi bị nhiễm giun sán

Sau đây là những tác hại của nhiễm giun sán đối với cơ thể người bệnh.

  • Giun ăn những mô chủ trong cơ thể bao gồm cả máu, điều này khiến cơ thể mất sắt và protein.
  • Giun móc gây nên mất máu đường ruột, tiềm ẩn nguy cơ cơ thể thiếu máu.
  • Giun hấp thu các dinh dưỡng của cơ thể khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.
  • Làm cơ thể mất cảm giác ngon miệng khi ăn, từ đó chán ăn, giảm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Riêng T. trichiura có thể gây kiết lỵ và tiêu chảy.

Phương pháp xét nghiệm nhiễm giun cho người lớn

Dấu hiệu nhiễm giun sán ở người lớn

Để chẩn đoán hay xét nghiệm tình trạng cơ thể nhiễm giun có thể thể thực hiện một trong 2 phương pháp sau đây.

  • Phương pháp xét nghiệm máu phổ biến để chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng ở người. Từ đó cũng có thể phát hiện được giun sán trong máu người bệnh. Nếu kết quả nhận được dương tính với kháng thể ký sinh trùng thì cơ thể người bệnh đã bị nhiễm giun sán và ngược lại.
  • Với phương pháp thứ 2 là xét nghiệm phân này, tiến hành thu thập và quan sát mẫu phân để tìm trứng giun, sau đó đưa ra kết quả chẩn đoán.

Ngoài 2 phương pháp trên thì đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp khác nếu nghi ngờ nhiễm loại giun sán khác. Cụ thể như nội soi tìm giun lạc chỗ, xét nghiệm dịch màng phổi để tìm ấu trùng giun lươn, kết hợp với siêu âm, chụp cắt lớp, chụp CT để cho ra kết quả chính xác nhất.

Cách phòng ngừa nhiễm giun sán ở người lớn

Để phòng ngừa nhiễm giun cho cơ thể, mỗi người cần chú ý những vấn đề sau:

  • Ăn chín, uống sôi: chỉ ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Chế biến các món ăn chín, không nên ăn tái, ăn sống. Trái cây sau khi mua về hay hái từ vườn vào cần rửa sạch qua nước muối, gọt vỏ.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ như cắt móng tay, rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, không đi chân đất,..
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, không để tụ tập rác mà cần xử lý đúng cách, không làm giếng gần nhà vệ sinh, không sử dụng phân hay nước tiểu để bón cho cây, cây trồng.
  • Tẩy giun định kỳ cho cơ thể 6 tháng/lần.

Trên đây là những thông tin về bệnh cũng như dấu hiệu nhiễm giun sán ở người lớn. Mỗi người nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Trả lời

TIN TỨC LIÊN QUAN