Chuột cắn có sao không? Những bệnh thường gặp do chuột cắn?

Chuột cắn là tai nạn khá phổ biến khi bạn sống trong những nhà trọ, khu vực nông thôn và thậm chí là những ngôi nhà lớn nhưng môi trường xung quanh khá ẩm thấp. Có thể nhiều người vẫn cho rằng nó vô hại nhưng số khác vẫn lo lắng liệu chuột cắn có sao không? Để giải đáp được thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bay giờ.

Chuột cắn có sao không?

chuột cắn có sao không

Chuột là loài gặm nhấm sống dưới hang, khu vực tối ẩm thấp và nhiều lúc là trong chính ngôi nhà của bạn. Nó không chỉ cắn phá đồ đạc, hoa màu, quần áo,… mà nó còn cắn người. Ngoài những vết thương gây đau rát thì vết cắn gây chảy máu còn tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh uốn ván, nhiễm Hantavirus, Sodoku,…

Bệnh Sodoku

Bệnh Sodoku có nghĩa là nhiễm độc chuột, Đây là bệnh khá phổ biến và thường gặp phải nếu không may bạn bị chuột cắn chảy máu.

Dịch tễ

Spirillum minus là nguyên nhân gây bệnh sốt do chuột cắn ở khu vực châu Á, rải rác ở châu Úc, châu Âu, chấy Mỹ và cả châu Phi. Bệnh có thể lây qua vết tiếp xúc của những vết cắn, cào, hoặc gián tiếp khi tiếp xúc, ăn thức ăn có lẫn nước tiểu chứa mầm bệnh. 25% số chuột được xét nghiệm có mang Spirillum minus.

Biểu hiện lâm sàng

Sau khi bị chuột cắn, thời gian ủ bệnh của bệnh Sodoku từ khoảng 5 ngày đến 4 tuần.

  • Cơ thể sốt cao từ 39-40 độ C, ớn lạnh, sốt theo từng cơn và không có tính chu kỳ. Xen kẽ với khoảng thời gian không sốt là những biểu hiện thông thường gây ra bởi Spirillum minus. Cơn sốt sẽ tái phát vài lần trong vòng từ 1 – 3 tháng.
  • Ngoài da xuất hiện ban sẩn xuất huyết, nó thường dính liền với nhau và phổ biến ở da đầu, mặt và nửa phần thân trên hơn.
  • Ở vị trí chuột cắn, nó có thể tự khỏi nhưng phần lớn sẽ bị xuất huyết hoại tử và có những phản ứng của hạch khu vực.
  • Thêm những biểu hiện khác như đau nhức cơ, xương khớp, và có thể dẫn tới viêm khớp.
  • Đối với những trường hợp nặng sẽ có dấu hiệu đau đầu, mê sảng, ảo giác và hôn mê. Biến chứng xảy ra như viêm màng não, viêm gan, nhồi máu cơ tim, viêm mào tinh hoàn,… Nếu bệnh kéo dài từ 1-2 tháng mà không được điều trị thì tỉ lệ tử vong lên đến 6 – 10%..

Bệnh sốt Haverhill

Nguyên nhân của bệnh sốt Haverhill do chuột cắn là do Streptobacillus moniliformis, nó được mô tả hơn 2000 năm trước ở Ấn Độ và nó phổ biến hơn Sodoku. Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không di động, không có vỏ bao, đa hình thể. Chúng thường có hình cầu, hình oval, hình thoi, trong một số trường hợp chúng cuộn thành hình khối. Nó tồn tại trong mũi hầu của chuột.

Dịch tễ

Bệnh sốt Haverhill xuất hiện phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng phổ biến nhất là ở Mỹ và các nước châu Âu. Nó có thể lây truyền qua người thông qua cac vết cắn hoặc thức ăn mà con người ăn chưa được nấu chín và có lẫn nước tiểu của chuột. Hoặc có thể khi bệnh nhiễm tiếp xúc với chuột có nhiễm bệnh bằng tay không.

Biểu hiện lâm sàng

Từ lúc chuột bị cắn, thời gian ủ bệnh từ khoảng 3 – 10 ngày. Bệnh xuất hiện với những biểu hiện sau:

  • Hội chứng nhiễm trùng, biểu hiện sốt cao trên 400C, gai rét, đau đầu. Hội chứng nhiễm trùng xuất hiện dai dẳng, gián đoạn.
  • Biểu hiện của đường tiêu hóa dễ gặp như buồn nôn, đau bụng. Nôn sẽ xuất hiện khi Streptobacillus moniliformis lây qua đường tiêu hóa.
  • Đau cơ, đau khớp có đặc điểm di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Một nửa số bệnh nhân có biểu hiện như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp nhiễm trùng không đối xứng, tập trung ở các khớp lớn.
  • Trên da có xuất huyết ở gan bàn chân, bàn tay.
  • Cơ thể sẽ sốt và giảm dần mức độ sau 3 đến 5 ngày và có thể không cần dùng kháng sinh. Sau từ 10 – 14 ngày thì những biểu hiện của khớp cũng dần biến mất.
  • Đối với những trường hợp trở nặng sẽ có những biến chứng như viêm nội tâm mạc, viêm màng não, viêm phổi, nhồi máu cơ tim.

Nhiễm Virus Hanta

Virus Hanta là mầm bệnh tồn tại trong cơ thể chuột. Sau khi không may bị chuột cắn, thường thì người bệnh sẽ được chỉ định tiêm phòng uốn ván để tránh nhiễm bệnh.

Sau khi bị chuột cắn nên làm gì?

chuột cắn có sao không

Cùng với lo lắng chuột cắn có sao không thì những điều cần làm khi bị chuột cắn cũng cần được quan tâm và chú ý.

Tại vết thương chuột cắn cần được xử lý đúng cách. Bạn cần rửa sạch với nước xà phòng, sau đó sát trùng bằng cồn để làm sạch vết thương. Cồn thì bạn có thể dễ dàng tìm mua tại những hiệu thuốc.

Sau khi vệ sinh, người nhà nên đưa đến những cơ sở y tế uy tín gần nhất để được theo dõi, thăm khám cũng như chỉ định tiêm phòng bệnh. Phổ biến nhất, người bị chuột cắn sẽ được tiêm phòng uốn ván.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giải đáp được thắc mắc bị chuột cắn có sao không? của bạn đọc. Bên cạnh đó, mỗi gia đình nên chú ý giữ gìn vệ sinh, áp dụng những biện pháp tiêu diệt chuột trong nhà nhằm đảm bảo an toàn tối đa.

Trả lời

TIN TỨC LIÊN QUAN