Sau khi bị chó cắn, nhiều người thường đi tiêm phòng bệnh dại ngay lập tức. Vậy bị chó cắn không chích ngừa có sao không? theo dõi bài viết sau để nắm rõ hơn. Bị chó cắn thường mang đến những nguy hiểm khó lường. Tại Việt Nam đã có khá nhiều trường hợp tử vong do chẳng may bị chó dại cắn. Có nhiều trường hợp đã bị lây bệnh dại sau khi bị cắn, đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, đến giờ vẫn chưa có cách cứu chữa.
Giải đáp bị chó cắn không chích ngừa có sao không?
Bệnh dại thường được lan truyền từ thú hoang, vật nuôi bị nhiễm virus dại sang người qua vết cắn. Ở người, căn bệnh này có thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến 2 – 3 tháng. Và có thể gây nhiễm trùng, tử vong chỉ từ 1 đến 7 ngày. Đây thực sự là căn bệnh nguy hiểm, vô phương cứu chữa.
Cần phải làm gì sau khi bị chó cắn?
Sau khi bị chó cắn, bạn cần phải sơ cứu, làm sạch vết thương ngay lập tức. Đây là bước rất quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập. Hãy sơ cứu vết thương bị động vật cắn theo các bước sau:
- Phương pháp sơ cứu để phòng chống bệnh dại hiệu quả nhất là sử dụng xà phòng. Hãy rửa vết thương bằng xà phòng và để dưới vòi nước chảy liên tục từ 10 – 15 phút. Có thể rửa tạm vết thương dưới vòi nước sạch trong khoảng thời gian trên nếu không có xà phòng.
- Sau đó, dùng cồn iod hoặc cồn 70% để rửa sạch vết thương. Nếu không có cồn, có thể dùng những loại thuốc sát trùng có tác dụng tương tự. Sau đó không nên khâu vết thương luôn mà hãy đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất.
Vậy bị chó cắn có cần thiết phải chích ngừa hay không?
Sau khi sơ cứu vết thương, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám chính xác nhất. Tại đây, bác sĩ sẽ cho bạn biết bị chó cắn không chích ngừa có sao không. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng vết cắn, động vật để quyết định xem có cần tiêm vắc-xin phòng dại hay không.
Các trường hợp sẽ phải chích ngừa ngay khi động vật có biểu hiện nghi bị dại, lên cơn dại. Trường hợp vết cắn sâu, nguy hiểm, tại nơi cắn có súc vật bị dại; hoặc không thể theo dõi được con vật, là động vật hoang dã. Hơn nữa, các vết cắn ở bộ phận dễ bị virus xâm nhập cũng cần được tiêm ngay lập tức. Dù chỉ bị xây xát nhẹ, nhưng nếu vết cắn ở mặt, cổ, đầu, đầu chi, bộ phận sinh dục sẽ được chích ngừa ngay.
Nếu vết cắn nhẹ, xa não, con vật không có biểu hiện bệnh dại; khu vực bị cắn không có động vật bị dại, thì bác sĩ sẽ không tiêm. Mà sẽ dặn bệnh nhân về nhà theo dõi con vật trong 15 ngày. Nếu sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm, còn nếu nó bị ốm; chết, bỏ ăn, mất tích, bị bán, mổ thịt thì cần đến ngay các điểm tiêm phòng.
Lưu ý về vết thương sau khi bị động vật cắn
Giải đáp thắc mắc bị chó cắn không chích ngừa có sao không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đối với các vết thương bị động vật cắn, tuyệt đối không khâu, băng bó và đắp kín vết thương. Điều này có thể khiến virus dại dễ xâm nhập, lây truyền vào cơ thể hơn. Đồng thời, tránh để các chất kích thích cao dây, tiếp xúc với vết thương. Như ớt bột, dung dịch kiềm, axit, nước ép, nước có gas hoặc nhựa cây…
Có thể xảy ra nguy cơ bị bệnh sau khi tiêm vắc-xin bệnh dại không?
Nhiều người thường lo lắng sau khi tiêm vắc-xin bệnh dại có thể gây bệnh. Tuy nhiên, tiêm vắc-xin bệnh dại sẽ không thể gây bệnh dại; bởi tất cả các loại vắc-xin cho người đều đã được bất hoạt. Vắc-xin khi được tiêm cho người đều phải trải qua rất nhiều quá trình kiểm định chất lượng như độc tính, hiệu lực, độ an toàn và vô trùng.
Cần làm gì để phòng chống bệnh dại hiệu quả?
Bị chó cắn không chích ngừa có sao không là một câu hỏi không thể giải đáp ngay được. Sau khi bị chó cắn, hãy đến ngay các cơ sở y tế, điểm tiêm phòng để được thăm khám chính xác. Và để chủ động phòng chống bệnh dại, cần phải tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo, vật nuôi theo khuyến cáo của ngành thú ý.
Phải xích, nhốt chó mèo cẩn thận, không nên thả rông chúng ngoài người. Nếu ra ngoài, chúng cần phải được rọ mõm cẩn thận, đầy đủ. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ động vật mắc bệnh dại xuất hiện trong khu vực; cần phải liên hệ ngay tới đơn vị liên quan để xử lý kịp thời.
Đối với con người, cần hạn chế đùa nghịch, trêu chọc chó mèo. Sau khi bị cắn, cần phải đi khám và điều trị dự phòng dài trong vòng 72 giờ. Hãy đến ngay với bác sĩ càng sớm càng tốt để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Nếu phải tiêm vắc-xin, lưu ý không được sử dụng bất kỳ đồ uống có cồn nào trong 6 tháng. Khi đi khám chữa bệnh phải báo cho bác sĩ biết tình trạng để họ có phương án phù hợp.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc bị chó cắn không chích ngừa có sao không? Câu trả lời còn dựa vào nhiều yếu tố, khi bị chó cắn, hãy sơ cứu vết thương cẩn thận. Sau đó hãy đến thăm khám ở cơ sở y tế hoặc điểm tiêm phòng để được thăm khám, xử lý kịp thời.